Hiện nay, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm thời tiết diễn biến thất thường. Chính những diễn biến khắc nghiệt này làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển kém đồng thời đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng nấm bệnh tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong đó, lem lép hạt là bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến 70%. Ngoài ra bệnh còn làm ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng hạt gạo, từ đó làm giảm giá thành sản phẩm.

Bệnh lem lép hạt lúa là tên gọi chung cho hiện tượng hạt lúa bị lửng (bên trong rất ít gạo) hoặc lép (bên trong không có gạo), bệnh làm thay đổi màu sắc hạt lúa tuỳ vào tác nhân gây ra.

Bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn làm đòng đến chín. Trong điều kiện thời tiết bất lợi như nắng mưa thất thường, ẩm độ không khí cao và trời râm mát là điều kiện để bệnh phát triển mạnh nếu không can thiệp kịp thời.

1. TRIỆU CHỨNG BỆNH

Lép trắng:  Khi hạt lúa vừa trổ ra có màu trắng, hoa lúa không phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục.

Lép xanh: Do 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, Vỏ trấu vẫn hình thành được diệp lục tuy nhiên hoa lúa không có hạt phấn do quá trình hoàn thiện gặp sự cố, từ đó hoa không tự phấn được làm hạt lép. Hoặc có hạt phấn do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.

Lép đen: là tình trạng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể do nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.

2. MỘT SỐ TÁC NHÂN GÂY BỆNH

– Do nhện gié: Nhện sống và tập trung ở bẹ lá lúa chích hút dinh dưỡng bẹ lá. Khi mật số cao chúng có thể bò lên trên bông chích hút các gié lúa đang phát triển. Bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng, tím bông lúa, làm hạt lép lững không vào gạo được.

Do vi khuẩn : Vi khuẩn Pseudomonas glumae làm thối nhũn phôi hạt, cuống hạt. Bông lúa bị vi khuẩn có màu vàng bà con hay gọi là lép vàng.

Do nấm là chủ yếuBipolaris oryzae, Alternaria padwickii, Fusarium sp., Phoma sp., Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp., Ustilagonoides nirens, Tilletia barclayana.

3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

– Sử dụng giống xác nhận. Gieo sạ thưa tránh sạ dày (lượng giống gieo từ 80 – 100 Kg/ha).

– Dọn tàn dư thực vật và chuẩn bị đất kỹ lưỡng. Cát đứt nguồn bệnh tạo điều kiện cây mạ khoẻ hạn chế sâu bệnh hại tấn công.

– Bón phân cân đối, hợp lí giữa N, P, K. Tăng cường bổ sung phân bón Silic (Theo nghiên cứu tỉ lệ Silic có trong cây tỉ lệ nghịch với bệnh lem lép hạt).

– Bón phân đón đồng theo kĩ thuật không ngày, không số.

– Bảo vệ bộ lá đòng: Giúp cây quang hợp tốt và vào gạo nhanh.

– Biện pháp xử lý bằng thuốc hóa học vẫn được xem là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng trị bệnh lem lép hạt. Trong việc dùng thuốc phải chú phun thuốc phòng bệnh là tốt nhất, để khi bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa rồi thì việc phun thuốc trị bệnh sẽ cho hiệu quả thấp, phải phun đi phun lại nhiều lần rất tốn kém. Đối với vi khuẩn bà con dùng các gốc: Oxolinic acid, Salicylic acid, Bismethiazol, Zhongshengmycin,… Đối với nấm bà con dùng các gốc thuốc như: Azoxystrobin, Hexaconazole, Propiconazole, Tebuconazole, Pyraclostrobin,…

Và đối với lem lép hạt do nấm bà con có thể tham khảo một số sản phẩm: TK – Top Eco 320SC, TK – HedCo 40SC, TK  – TopMax 420SC.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *