Năng suất lúa được quyết định bởi 4 yếu tố: Số bông lúa trên một đơn vị diện tích; số hạt trên bông; tỉ lệ hạt chắc; trọng lượng 1000 hạt. Trong đó, số bông trên đơn vị diện tích quyết định phần lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Để chồi cho bông thì chồi đó phải là chồi hữu hiệu.

Chồi hữu hiệu là chồi phát triển sớm, khoẻ tích luỹ đủ dinh dưỡng và có khả năng phân hoá đòng, nuôi bông.

Chồi ra trễ, nhỏ, yếu không cạnh tranh được dinh dưỡng, ánh sáng với các chồi khác thường sẽ rụi đi, không cho bông và gọi là chồi vô hiệu.

Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến chồi hữu hiệu?

  1. Giống: Giống tốt đạt chất lượng, sinh trưởng, phát triển mạnh, kháng sâu bệnh để cây đẻ nhánh sớm và là tiền đề cho chồi hữu hiệu.
  2. Thời điểm gieo sạ: Thời điểm gieo sạ hợp lí giúp tránh thời tiết cực đoan và né dịch hại.
  3. Môi trường sống: Đất tơi xốp là điều kiện lí tưởng để cây ra rễ sớm, rễ đi xa lấy được nhiều dinh dưỡng đáp ứng giai đoạn sinh trưởng của cây.
  4. Mật độ gieo sạ: Theo khuyến cáo của các nhà khoa học mật độ gieo sạ từ 80 – 100 Kg giống cho 1 heta là phù hợp vì qua nhiều so sánh thực nghiệm, ở nhiều vùng, quốc gia khác nhau, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã kết luận rằng: Với giống lúa ngắn ngày, hiệu quả nhất là mỗi cây lúa lấy một bông chính và 2 bông nhánh và mật độ sạ từ 80 – 100 kg giống/ha sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, điều cần thiết là phải biết quản lý sao cho mỗi cây lúa có 2 chồi khoẻ mạnh, tránh để lúa đẻ nhánh nhiều, đẻ lai rai sẽ gây năng suất không đạt.
  5. Dinh dưỡng: Cung cấp đa – trung – vi lượng cần thiết, phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
  6. Sâu bệnh hại: Là mối đe doạ đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Vậy đâu là “thời điểm vàng” để tác động giúp cây có nhiều chồi hữu hiệu?

Ngoài việc biết và đảm bảo được các yếu tố ảnh hưởng đến chồi hữu hiệu bà con cần biết đâu là “thời điểm vàng” để tác động giúp cây đạt số chồi hữu hiệu và hạn chế chồi vô hiệu.

Dựa vào giai đoạn sinh trưởng đời sống cây lúa chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín.

giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn quyết định số chồi hữu hiệu của cây vì chồi hữu hiệu là chồi phát triển ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được chồi tối đa, chồi phải đạt được từ 3 – 5 lá và cao bằng 2/3 chiều cao cây mẹ tại thời điểm phân hoá đòng thì chồi mới đủ sức phân hoá và nuôi đòng. Nếu chúng ta tác động trễ hay sai giai đoạn sẽ sinh ra nhiều chồi vô hiệu làm gia tăng chí phí và ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây.

Đạm và Lân là nhóm dinh dưỡng chủ yếu kích thích cây ra rễ, đẻ nhánh và tăng sinh khối của cây. Và đặc biệt trên nền đất phèn, ruộng dễ bị ngộ độc hữu cơ là điều kiện khắc nghiệt làm cây không hấp thu dinh dưỡng được làm cây chậm phát triển, đẻ nhánh trễ và chính sự không kịp thời này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số chồi hữu hiệu sau này.

Và trên những nền đất phèn đất ngộ độc hữu cơ bà con cần chuẩn bị đất kĩ. Ngoài ra, bà con có thể bón thêm vôi, và nhóm nguyên tố Canxi giúp giải độc, hạ phèn hỗ trợ cây hấp thu phân bón.

Để tiện lợi và tăng khả năng hấp thụ phân bón cho cây, giúp cây ra nhiều rễ, đẻ nhánh sớm đặc biệt trong cử phân đầu tiên bà con có thể tham khảo sản phẩm E – Rootnic sản phẩm dạng viên dễ phối trộn với phân bón không lo tan phân, hỗ trợ cây hấp thu phân bón. Với hàm lượng Canxi cao giúp giải độc, hạ phèn từ đó cây ra rễ và phát triển tốt trên nền đất phèn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *