Hiện nay, thời tiết mưa nhiều ít nắng, ẩm độ không khí cao là điều kiện lí tưởng cho nấm bệnh phát triển đặc biệt là bệnh đạo ôn. Bào tử nấm luôn hiện diện nếu gặp điều kiện thuận lợi bệnh sẽ bùng phát và gây hại. Bệnh gây hại nặng mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Giai đoạn sinh trưởng bệnh nặng gây sụp mặt, bội nhiễm thối gốc gây chết cây nhanh chóng và đây là nguy cơ cho đạo ôn cổ bông gây hại giai đoạn về sau. Giai đoạn trổ – chín bệnh tấn công vào cổ bông, nhánh gié làm hạt không vào gạo được và thiệt hại đến năng suất. Để bảo vệ năng suất bà con cần chủ động phòng ngừa trước khi bệnh bùng phát mạnh, khó điều trị và tốn nhiều chi phí. Chủ động phòng ngừa là tiền đề gia tăng năng suất.
1. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Pyricularia grisea (Cooke) Saccardo gây ra (tên gọi cũ lag Pyricularia oryzae Cav. et Bri.,).
Nấm đạo ôn sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25 – 280C và ẩm độ không khí là 93% trở lên. Phạm vi nhiệt độ nấm sinh sản bào tử từ 10 – 300C. Điều kiện ánh sáng âm u có tác động thúc đẩy quá trình sinh sản bào tử của nấm. Bào tử nảy mầm tốt ở nhiệt độ từ 24 – 280C và sương động thành giọt.
2. TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh gây hại mọi giai đoạn của cây. Gây hại ở các bộ phận của cây như: Lá, bẹ lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt.
- Trên lá: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển màu xám nhạt. Trên các giống lúa mẫn cảm các vết bệnh to, hình thoi, dày, màu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám tạo thành vết bệnh có dạng mắt én.
- Trên cổ bông, gié, hạt: Các vết bệnh nâu xám hơi teo thắc lại. Bệnh cổ bông sớm làm bông lép, bạc. Bệnh trên cổ bông trễ làm gãy cổ bông. Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh từ vụ này sang vụ khác.
3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH
- Thời tiết mưa nhiều, ít nắng, ẩm độ không khí cao.
- Chân ruộng nhiều mùn, trũng ẩm, khó thoát nước; những vùng đất mới vỡ
hoang, đất nhẹ, giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông rất phù hợp cho nấm bệnh đạo ôn phát triển và gây hạ - Bón thừa phân Đạm. Bón không cân đối giữa N, P, K.
- Sử dụng giống dễ nhiễm đạo ôn và hạt giống có mầm bệnh chưa qua xử lí.
4. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA ĐẠO ÔN
- Chọn giống xác nhận, giống kháng.
- Không sạ dày, sạ với mật số vừa phải từ 80 – 100 Kg/ha.
- Tăng cường bổ sung silic cho cây. Theo nghiên cứu hàm lượng silic có trong cây tỉ lệ nghịch với bệnh đạo ôn.
- Thu gom dọn và xử lí tàn dư thực vật, cỏ dại là vật nơi lưu tồn bệnh.
- Bón phân cân đối giữa Đạm, Lân, Kali. Tránh bón thừa Đạm.
- Tăng cường nguyên tố Kẽm và Silic giúp cứng chắc thành tế bào, cứng cây, đứng lá, dày lá hạn chế tác động của sâu bệnh hại.
- Đối với lúa nhỏ thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời, phun thuốc sớm để cắt đứt mầm bệnh. Chú ý phòng ngừa đạo ôn cổ bông giai đoạn Trổ – chín. Một số hoạt chất thường được dùng để quản lí đạo ôn như: Tricylazole, Isoprothiolane, Fenoxanil,…
Và bà con có thể tham khảo giải pháp Sạch đạo ôn, dày lá, đứng lá, kích kháng cây trồng với bộ đôi: TK – BimMax 80 và E – Zinc Plus+. Liều dùng 3 – 4 gói TK – BimMax 80 và 2 gói E –Zinc Plus + cho 1 ha.
Bộ giải pháp với hàm lượng Tricyclazole 80% và Zn lên đến 180.000 ppm và các chất phụ gia đặc biệt giúp phòng và trị hiệu quả đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông giúp kích kháng cây trồng hạn chế tổn thất do bệnh hại gây ra.